Tất tần tật những điều cần biết khi thực hiện cúng đầy tháng cho bé

Nghi thức cúng đầy tháng cho trẻ được truyền thụ qua bao đời nay trong nếp sống của người Việt. Lễ cúng mụ cho bé mang ý nghĩa vô cùng quan trọng để giới thiệu thành viên mới với toàn thể họ hàng, gia đình, tổ tiên. Đồng thời cúng đầy tháng cho bé còn là dịp để cảm tạ công ơn của 12 bà Mụ đã nhào nặn và chăm sóc trẻ từ khi còn trong bụng mẹ đến khi cất tiếng khóc chào đời.

1. Vì sao lại có lễ cúng đầy tháng cho trẻ?

Trong quan niệm dân gian, mỗi em bé được sinh ra đời là do các các Bà Chúa đầu thai chuyển thế hay được nặn ra bởi 12 bà Mụ. Mỗi bộ phận trên cơ thể trẻ như chân, tay, mắt, mũi do một bà Mụ nặn thành nên hình dáng trẻ xấu hay đẹp cũng là do bàn tay của các bà Mụ.

Tất tần tật những điều cần biết khi thực hiện cúng đầy tháng cho bé

Mục đích của lễ cúng đầy tháng nhằm tạ ơn các bà Mụ và Đức Ông đã mang đứa bé đến với gia đình, giúp trẻ sinh ra mạnh khỏe, chu toàn cả mẹ lẫn con. Lễ cúng đầy tháng cũng để trình báo với toàn thể mọi người rằng gia đình có thêm thành viên mới, mong muốn tất cả sẽ chở che, chăm sóc và mang những điều tốt đẹp đến cho em bé.

Mỗi địa phương vùng miền lại có cách tổ chức lễ cúng mụ khácc nhau và khácc biệt cả giữa cúng đầy tháng cho bé gái và cúng đầy tháng cho bé trai.

2. Hướng dẫn tính ngày cúng đầy tháng cho trẻ

Thông thường, người ta sẽ dùng lịch âm để tính ngày làm lễ cúng đầy tháng cho bé và ngày này phụ thuộc vào giới tính của trẻ theo cách thức tính “trai sụt 1, gái sụt 2”. Có nghĩa ngày cúng mụ cho bé trai sẽ lùi 1 ngày so với ngày sinh theo lịch âm, còn ngày cúng mụ cho bé gái sẽ lùi lại 2 ngày.

Ví dụ: Em bé sinh vào ngày 12/4 âm lịch, ngày cúng đầy tháng cho bé trai là 11/4 còn ngày cúng đầy tháng cho bé gái là 10/4.

3. Giờ làm lễ cúng đầy tháng

Phụ thuộc vào từng gia đình mà giờ làm lễ cúng đầy tháng cho bé có thể vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối.

4. Những lễ vật cần chuẩn bị

Bên cạnh việc chuẩn tiệc thôi nôi để đãi khácch khứa giới thiệu thành viên mới của gia đình, chủ nhà còn phải sắp mâm lễ cúng đầy tháng để tạ ơn 12 bà Mụ. Những lễ vật cần chuẩn bị trong lễ cúng đầy tháng của trẻ bao gồm: – Lễ vật cúng 12 bà Mụ gồm có:

  • 12 bát chè nhỏ (miền Bắc cúng chè hoa cau, miền Nam cúng chè đậu nước dừa, Huế cúng chè đậu xanh đánh);
  • 12 đĩa xôi bé (miền Bắc cúng xôi vò, miền Nam hay cúng xôi gấc, Huế cúng xôi đậu xanh cà);
  • 12 bát cháo bé;
  • Một vài loại bánh dành cho trẻ nhỏ xếp thành 12 đĩa
  • 2 cân thịt heo quay
  • Bánh hỏi chia thành 12 đĩa
  • 12 chén rượu nhỏ hoặc 12 quả trứng vịt
  • 12 ly nước nhỏ

Tất tần tật những điều cần biết khi thực hiện cúng đầy tháng cho bé

– Lễ vật cúng lên Đức Ông và 3 đức thầy (bao gồm thánh sư, tổ sư và tiên sư )

  • 1 con gà luộc để chéo cánh
  • 1 bát cháo lớn
  • 1 bát chè lớn
  • 3 đĩa xôi to
  • 1 miếng thịt heo quay
  • 1 đĩa hoa quả (chọn 5 loại quả bất kỳ)
  • Rượu, trầu cau và đồ hàng mã (giấy tiền).

– Ngoài các lễ vật này, cần có thêm 1 bình hoa, trà, hương, đèn, nước, gạo, muối, muỗng và cả một đôi đũa hoa.

5. Hướng dẫn bày biện bàn cúng

– Sắp đồ thành 2 bàn: chiếc bàn nhỏ phía trên bày đồ cúng kính Đức Ông, chiếc bàn lớn phía dưới bày thức cúng 12 bà Mụ. Hai bàn cách nhau chừng 10cm.

– Mâm cúng sắp đặt theo nguyên tắc “Đông bình Tây quả”. Tức là đặt bình bông ở phía đông còn lễ vật đặt phía tây. Chú ý, những mầm này phải bài trí cân đối và đầy đủ những lễ vật nêu ở trên.

Tất tần tật những điều cần biết khi thực hiện cúng đầy tháng cho bé

6. Những nghi lễ cúng đầy tháng

– Hướng dẫn cúng và khấn

Sau khi đã sắp toàn bộ lễ vật lên bàn cúng, những người lớn trong nhà (ông bà, bố me) đại diện một người tiến hành nghi lễ thắp nhang và khấn bái.

Mẫu bài khấn đơn giản cho lễ cúng đầy tháng: “Hôm nay là ngày mùng… tháng… âm lịch, ngày cháu (bên nội hay ngoại) họ tên bé….vừa tròn 1 tháng tuổi, gia đình chúng con bày mâm lễ vật này xin cung thỉnh thập nhị mụ bà cùng tam đức ông trước về chứng minh tiếp nhận lễ, sau tiếp tục phù trợ cho cháu (tên…) mạnh khỏe, chóng lớn, ngoan hiền, phù trợ cho toàn thể gia đình hạnh phúc, an vui”.

– Tiến hành nghi thức khai hoa

Kế đó là nghi thức khai hoa hay còn gọi là “bắt miếng”. Đứa bé được đặt trên bà, người cúng thực hiện rót trà thắp hương và xin phép được bắt miếng. Sau đó, bồng đứa bé trên tay đồng thời tay cầm lấy một nhành hoa quơ qua lại miệng em bé và đọc một số lời chúc có ý nghĩa tốt đẹp như:

“Mở miệng ra cho có bông, có hoa, Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ, Mở miệng ra cho có bạc, có tiền, Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…”

Nếu làm lễ cúng đầy tháng cho bé gái thì khi này bé sẽ được người làm lễ vẽ chân mày cho bằng cuống trầu. Đây là hình thức làm phép ước lệ với mục đích muốn bé sau này trở thành người xinh đẹp, dịu dàng.

Kết thúc nghi thức cúng lễ đầy tháng, toàn thể gửi đến em bé những lời chúc tốt đẹp rồi tham gia vào bữa tiệc đầy tháng của bé.

Gọi ngay Hotline ☎️ 0914 333 711 để được tư vấn từ A đến Z về dịch vụ tổ chức sinh nhật cho bé với những siêu ưu đãi


5 Lý Do Khiến Bố Mẹ Chọn Cuốn & Hoolong Làm Địa Điểm Tổ Chức Sinh Nhật Cho Bé

✨ Dịch vụ trọn gói, đa dạng các concept trang trí

✨ Thực đơn đa dạng - bổ dưỡng với nguồn nguyên liệu an toàn

✨ Không gian sang trọng, riêng tư, rộng rãi

✨ Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp

✨ Chi phí hợp lý với những ưu đãi hấp dẫn


Nhà hàng Cuốn N Roll

🏡 Cuốn 1: số 18 Đoàn Trần Nghiệp, HBT, HN

📞 0243 978 1096

🏡 Cuốn 2: tầng 3 nhà D2, Giảng Võ, BĐ, HN

📞 0243 201 8555

🏡 Cuốn 3: 17T6 Hoàng Đạo Thúy, TX, HN

📞 0246 251 2181

🏡 Cuốn 4: Tầng 1, Sunrise Building, 90 Trần Thái Tông, CG, HN

📞 0243 200 8889

Nhà hàng Hoolong - Dumpling Bar

🏡 số 18 Đoàn Trần Nghiệp, HBT, HN

📞 0243 978 1096

Bài viết tham khảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

19009406