Hướng dẫn nghi lễ làm đầy tháng cho bé

Theo phong tục của người Việt Nam, khi em bé vừa tròn một tháng tuổi thì cha mẹ cần làm một cái lễ gọi là lễ cúng đầy tháng cho con hay còn gọi là lễ cúng Bà Mụ nhằm tạo ơn Bà Mụ và Đức ông đã đem đứa trẻ đến nhà, giúp mẹ tròn con vuông và cũng là cái lễ để trình báo với mọi người rằng một thành viên mới, mong mọi người sẽ cưu mang, che chở cho đứa trẻ. Chính vì thế, làm lễ cúng đầy tháng cho con là việc làm quan trọng. Các cha mẹ cùng đọc để hiểu rõ hơn về lễ cúng và nghi lễ đặc biệt này nhé!

Nguồn gốc của lễ cúng đầy tháng cho con

Ông bà ta xưa quan niệm rằng đứa trẻ được sinh ra là do các vị Đại Tiên (Bà Chúa Đầu thai) hay còn gọi là 12 Bà Mụ nặn ra. Mỗi Mụ Bà sẽ có trách nhiệm nặn ra một bộ phận cho đứa trẻ như mắt, mũi, tay, chân, tóc… xấu hay đẹp cũng là do tay các Bà Mụ nặn ra.

Đứa trẻ vừa mới chào đời hãy còn xa lạ với thế giới xung quanh.Trẻ phải luôn được mẹ ôm ấp, để nghe nhịp đập con tim, hơi thở của mẹ như hồi nằm trong bụng mẹ để dần tiếp xúc, quen dần và thích nghi với mọi thứ từ thế giới bên. Cho nên khi trẻ vượt qua 30 ngày đầu và khỏe mạnh thì cha, mẹ phải thực hiện nghi lễ cúng ăn mừng còn gọi là lễ cúng đầy tháng.

Quy trình làm lễ cúng đầy tháng cho bé

Làm lễ đầy tháng cho bé trai, bé gái, ngoài việc chuẩn bị món ăn, thức uống dùng để chiêu đãi khácch, bạn, gia chủ còn phải chuẩn bị mâm lễ vật cúng kính 12 Bà Mụ và một mâm cúng kính 3 Đức ông. Sau đây là danh sách 12 Bà Mụ sẽ luân phiên lo việc thai sản trong 12 năm cho bé và bà mỗi bà sẽ kiêm một việc trong sinh nở giáo dưỡng:

  1. Mụ bà Trần Tứ Nương, coi việc sanh đẻ (chú sinh)
  2. Mụ bà Vạn Tứ Nương, coi việc thai nghén (chuyển sinh)
  3. Mụ bà Lâm Cửu Nương, coi việc thụ thai (thủ thai)
  4. Mụ bà Lưu Thất Nương, coi việc nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé
  5. Mụ bà Lâm Nhất Nương, coi việc chăm sóc bào thai (an thai)
  6. Mụ bà Lý Đại Nương, coi việc chuyển dạ (chuyển sinh)
  7. Mụ bà Hứa Đại Nương, coi việc khai hoa nở nhụy (hộ sản)
  8. Mụ bà Cao Tứ Nương, coi việc ở cữ (dưỡng sanh)
  9. Mụ bà Tăng Ngũ Nương, coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh (bảo tống)
  10. Mụ bà Mã Ngũ Nương, coi việc ẵm bồng con trẻ (tống tử)
  11. Mụ bà Trúc Ngũ Nương, coi việc giữ trẻ (bảo tử)
  12. Mụ bà Nguyễn Tam Nương, coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ

nghi lễ đầy tháng cho bé

Ngoài ra, còn có 3 Đức ông: Thánh sư, Tổ sư và Tiên sư với chức năng truyền dạy nghề nghiệp cho bé trong tương lai (không phải 13 đức thầy).

Chuẩn bị lễ vật cúng lễ đầy tháng cho con

Cúng Bà Mụ

  • 3 đĩa xôi
  • 3 tô chè
  • 12 chén chè
  • Hàng mã (giấy tiền vàng bạc)

Cúng Đức ông

  • 3 chén cháo
  • 1 con vịt chéo cánh luộc chín
  • Hàng mã (giấy tiền vàng bạc)
  • 1 tô cháo

Ngoài ra, có thể sử dụng thêm những vật cúng khácc như:

  • 12 đôi hài xanh
  • 12 nén vàng màu xanh
  • 12 bộ váy áo xanh
  • 12 miếng trầu cánh phượng
  • 12 bộ đồ chơi
  • 12 con cua
  • 12 con ốc
  • 12 con tôm
  • Bánh kẹo, hoa quả,… chia thành 12 phần bằng nhau.

Văn cúng trong lễ đầy tháng cho con

Sau khi bày lễ vật, một trưởng tộc hoặc người biết thực hành nghi lễ, thắp ba nén hương khấn nguyện: “Hôm nay, ngày (mùng)… tháng… (âl), ngày cháu (nội hay cháu ngoại…) họ, tên… tròn 1 tháng tuổi, gia đình chúng tôi bày mâm lễ vật này, cung thỉnh thập nhị mụ bà và tam đức ông trước về chứng minh nhận lễ, sau tiếp tục phù trợ cho cháu (tên…) mạnh tay, mạnh chân, mau lớn, hiền, ngoan, phù trợ cho gia đình an vui, hạnh phúc”.

Sau nghi thức cúng kính là nghi thức khai hoa còn gọi là “bắt miếng”. Đứa bé được đặt ngay trên bàn giữa, chủ lễ rót trà thắp hương xin phép bắt miếng. Xong, bồng đứa trẻ một tay, tay kia cầm một nhánh hoa điệp (có thể hoa khácc) vừa quơ qua, quơ lại trên miệng cháu bé vừa dạy những lời tốt đẹp như sau:

Mở miệng ra cho có bông, có hoa,

Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ,

Mở miệng ra cho có bạc, có tiền,

Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…

Tiếp sau là lời chúc mừng và tặng quà hoặc tiền lì xì của khácch mời, của dòng họ bà con cho cháu bé và gia đình nhân ngày cháu tròn một tháng tuổi.

Lễ cúng đầy tháng cho con ảnh hưởng từ Đạo Mẫu, một tôn giáo mang nguồn gốc bản địa ở Việt Nam nhưng cũng là một nghi thức dân gian mà nhiều vùng miền trên cả nước đều áp dụng chứ không riêng gì những người theo Đạo Mẫu mới làm. Lễ cúng này về mặt tâm linh cẩn cáo với các vị thần phù trợ cho đứa trẻ, về mặt xã hội thì lễ này thông báo về sự tồn tại thực sự của 1 thành viên mới trong cộng đồng. Chính vì vậy các cha mẹ đừng nên bỏ qua lễ cúng này nhé.

Gọi ngay Hotline ☎️ 0914 333 711 để được tư vấn từ A đến Z về dịch vụ tổ chức sinh nhật cho bé với những siêu ưu đãi


5 Lý Do Khiến Bố Mẹ Chọn Cuốn & Hoolong Làm Địa Điểm Tổ Chức Sinh Nhật Cho Bé

✨ Dịch vụ trọn gói, đa dạng các concept trang trí

✨ Thực đơn đa dạng - bổ dưỡng với nguồn nguyên liệu an toàn

✨ Không gian sang trọng, riêng tư, rộng rãi

✨ Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp

✨ Chi phí hợp lý với những ưu đãi hấp dẫn


Nhà hàng Cuốn N Roll

🏡 Cuốn 1: số 18 Đoàn Trần Nghiệp, HBT, HN

📞 0243 978 1096

🏡 Cuốn 2: tầng 3 nhà D2, Giảng Võ, BĐ, HN

📞 0243 201 8555

🏡 Cuốn 3: 17T6 Hoàng Đạo Thúy, TX, HN

📞 0246 251 2181

🏡 Cuốn 4: Tầng 1, Sunrise Building, 90 Trần Thái Tông, CG, HN

📞 0243 200 8889

Nhà hàng Hoolong - Dumpling Bar

🏡 số 18 Đoàn Trần Nghiệp, HBT, HN

📞 0243 978 1096

Bài viết tham khảo

Trả lời

19009406